Đức Giáo hoàng danh dự Bênêđictô XVI (Vatican Media)

vaticannews.va, Andrea Tornielli, 2022-12-31

 

Đức Bênêđictô đã qua đời lúc 9:34 phút sáng thứ bảy 31 tháng 12 – 2022, thọ 95 tuổi tại đan viện Mẹ Giáo hội, nơi ngài cư trú kể từ khi từ nhiệm năm 2013. Trong vài ngày qua tình trạng sức khỏe của ngài đã suy yếu hẳn.

Lần cuối cái chết của một cựu giáo hoàng là vào năm 1417, nhưng cái chết của một giáo hoàng không có nghĩa là kết thúc triều giáo hoàng. Đức Bênêđictô XVI, tên khai sinh là Joseph Ratzinger qua đời sáng thứ bảy 31 tháng 12 năm 2022 lúc 9:34 sáng tại Vatican, gần 10 năm sau khi ngài từ nhiệm. Ngày 11 tháng 2 năm 2013 ngài bất ngờ đọc một tuyên bố ngắn từ nhiệm bằng tiếng Latinh trước sự kinh ngạc của các hồng y. Trong hai ngàn năm lịch sử của Giáo hội, chưa bao giờ có một giáo hoàng rời chức vụ vì cảm thấy không đủ sức khỏe để gánh vác trọng trách. Hơn nữa, trong một câu trả lời phỏng vấn của nhà báo Peter Seewald về quyển sách “Ánh sáng thế giới” xuất bản ba năm trước đó, ngài đã phần nào báo trước: “Khi một Giáo hoàng nhận thức rõ mình không còn khả năng về thể chất, tinh thần và thiêng liêng để thực hiện nhiệm vụ được giao phó, thì người đó có quyền và trong một số trường hợp nhất định, thậm chí là phải có nghĩa vụ từ chức”. Mặc dù lời cuối này ngài nói trước khi ngài qua đời, nhưng việc từ nhiệm của ngài đã tạo một tiền lệ lịch sử có tầm quan trọng to lớn, nhưng sẽ là không độ lượng nếu giữ lại Đức Bênêđictô XVI chỉ vì lý do này.

 

“Tuổi thiếu niên” thần học tại Hội đồng

Đức Bênêđictô sinh năm 1927, con trai của một hiến binh trong gia đình công giáo đơn sơ và rất công giáo ở Bavaria, Joseph Ratzinger là nhân vật chính trong Giáo hội của thế kỷ trước. Chịu chức cùng với anh trai Georg năm 1951, hai năm sau ngài là tiến sĩ thần học và năm 1957, ngài được phép dạy thần học tín lý. Ngài là giáo sư ở Freising, Bonn, Münster, Tübingen và cuối cùng là ở Regensburg. Ngài là giáo hoàng cuối cùng tham dự trực tiếp vào Công đồng Vatican II qua đời. Còn rất trẻ và đã là nhà thần học được kính trọng, ngài theo sát Công đồng với tư cách là chuyên gia của hồng y Frings, giáo phận Cologne thân cận với phái cải cách. Ngài ở trong số những người chỉ trích mạnh mẽ các dự án chuẩn bị của Giáo triều Rôma, sau đó bị quyết định của các giám mục xóa đi. Theo nhà thần học trẻ tuổi, các bản văn “phải đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi cấp bách nhất và phải làm như vậy càng nhiều càng tốt, không phải bằng cách phán xét và lên án, nhưng bằng cách sử dụng tiếng mẹ đẻ”. Ngài đánh giá cao cuộc cải cách phụng vụ sắp tới và những lý do cho tính tất yếu quan phòng. Ngài khẳng định rằng để khám phá lại bản chất đích thực của phụng vụ, cần phải “phá bỏ bức tường của tiếng Latinh”.

 

Người cùng Đức Gioan-Phaolô II canh giữ đức tin

Nhưng Đức Bênêđictô XVI tương lai cũng là nhân chứng trực tiếp của cuộc khủng hoảng hậu công đồng, của tranh chấp trong các trường đại học và trong các phân khoa thần học. Ngài chứng kiến việc đặt vấn đề về những chân lý thiết yếu của đức tin và những thử nghiệm hoang dã trong lãnh vực phụng vụ. Năm 1966, chỉ một năm sau khi Công đồng kết thúc, ngài nói ngài đã nhìn thấy một “kitô giáo rẻ tiền” ra đời.

Năm 1977 khi ngài 50 tuổi, Đức Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục München, vài tuần sau ngài được phong hồng y. Tháng 11 năm 1981, Đức Gioan Phaolô II ủy thác ngài điều hành bộ Tín Lý, mở đầu sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo hoàng Ba Lan và thần học gia Đức, định mệnh gắn kết hai người chỉ chấm dứt với cái chết của Đức Karol Wojtyla, người đã từ chối đơn từ chức của Ratzinger cho đến cùng, không muốn bị mất đi tài năng thần học của thần học gia Đức. Chính trong những năm này, cựu Văn phòng Tòa thánh giải thích rõ trong nhiều lĩnh vực: hạn chế thần học giải phóng dựa trên chủ nghĩa Mác, quan điểm chống lại sự xuất hiện các vấn đề đạo đức lớn. Chắc chắn tác phẩm quan trọng nhất của ngài là quyển Giáo lý Giáo hội công giáo, một tác phẩm kéo dài sáu năm làm việc và được xuất bản năm 1992.

 

Người thợ khiêm tốn trong vườn nho của Chúa

Sau khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời, mật nghị không đầy 24 giờ năm 2005 đã đưa Đức Bênêđictô XVI lên làm giáo hoàng khi ngài đã 78 tuổi, được mọi người kính trọng và đánh giá cao kể cả các kẻ thù của ngài. Từ ban-công Đền thờ Thánh Phêrô, ngài tự giới thiệu mình là “người thợ khiêm tốn trong vườn nho của Chúa”. Không theo một loại chủ chốt nào, ngài nói ngài “không có một chương trình nghị sự nào”, nhưng muốn “cùng toàn thể Giáo hội lắng nghe lời Chúa và ý Chúa”.

 

Trại tập trung Auschwitz và Đại học Regensburg

Người dè dặt nhưng ngài không ngại tông du: triều giáo hoàng của ngài là những chuyến tông du giống như người tiền nhiệm của ngài. Ngài đi Auschwitz , trại diệt chủng người do thái tháng 5 năm 2006 là một trong những khoảnh khắc xúc động nhất. Trong chuyến đi này, giáo hoàng người Đức tuyên bố: “Ở một nơi không thể nói nên lời như nơi này, chúng ta chỉ có thể im lặng, một thinh lặng kinh hoàng như từ đáy lòng chúng ta kêu lên: ‘Chúa ơi, vì sao Chúa có thể chịu đựng được những chuyện này?’”. Năm 2006 cũng là năm xảy ra vụ Regensburg, trường đại học nơi trước đây ngài là giáo sư, ngài nói về một đoạn văn cũ của tiên tri Mohamet nhưng không phù với bối cảnh, đã bị lợi dụng, gây ra các cuộc biểu tình trong thế giới hồi giáo. Sau đó, ngài tăng thêm các dấu hiệu chú ý đến người hồi giáo. Ngài phải đối diện với những con đường khó khăn; đương đầu với quá trình thế tục phi nước mã của các xã hội phi kitô giáo và với những bất đồng trong Giáo hội. Ngày 16 tháng 4 năm 2008 ngài đi Hoa Kỳ mừng sinh nhật lần thứ 81 của tổng thống George Bush Jr ở Nhà Trắng và ngày 20 tháng 4, ngài cầu nguyện tại Ground Zero với gia đình các nạn nhân của vụ 11-9- 2001.

 

Thông điệp về tình yêu Thiên Chúa

Nếu, trong tư cách là trưởng Văn phòng Tòa Thánh trước đây, ngài thường bị cho là “hồng y xe tăng” (panzerkardinal) thì khi là giáo hoàng, ngài không ngừng nói về “niềm vui được là tín hữu kitô”, và dành thông điệp đầu tiên “Thiên Chúa là tình yêu” (Deus caritas est) để nói về niềm vui này. Ngài viết: “Bước đầu đời sống người tín hữu kitô không có một quyết định đạo đức hay một ý tưởng cao cả nào, nhưng đây là cuộc gặp với một sự kiện, với một Con người”. Ngài đã dành thì giờ để viết quyển sách Chúa Giêsu người Nadarét, một tác phẩm độc đáo gồm ba tập. Trong số các quyết định cần ghi nhớ của ngài có Tự sắc mở rộng sách lễ Rôma tiền công đồng và thiết lập một Giáo hạt bản quyền để cho phép các cộng đồng Anh giáo trở lại hiệp thông với Rôma. Vào tháng 1 năm 2009, ngài ra lệnh tuyệt thông bốn giám mục do giám mục Marcel Lefebvre phong bất hợp pháp, trong đó có Richard Williamson, một người phủ nhận phòng hơi ngạt. Tranh cãi nổ ra trong thế giới do thái. Sau đó, ngài viết thư cho các giám mục trên toàn thế giới và nhận hoàn toàn trách nhiệm.

 

Phản ứng trước các vụ tai tiếng

Vài năm gần đây bùng trở lại các vụ tai tiếng ấu dâm và Vatileaks, vụ rò rỉ các tài liệu lấy từ văn phòng của giáo hoàng và được xuất bản thành sách. Đức Bênêđíctô XVI giải quyết cách kiên quyết và dứt khoát vấn đề “bẩn thỉu” này trong Giáo hội. Ngài đưa ra các quy tắc rất nghiêm ngặt chống lại việc lạm dụng trẻ vị thành niên, yêu cầu Giáo triều và các giám mục thay đổi não trạng. Ngài còn đi xa hơn khi cho rằng, cuộc tấn công Giáo hội nghiêm trọng nhất không do các kẻ thù bên ngoài, nhưng do các tội lỗi phạm bên trong. Ngài tiến hành cuộc cải cách lớn trong lĩnh vực kinh tế, với việc thực hiện các quy định chống rửa tiền ở Vatican.

 

Một Giáo hội thoát ra khỏi tiền bạc và quyền lực

Đối diện với các vụ tai tiếng và xu hướng thăng quan tiến chức trong hàng ngũ giáo sĩ, ngài liên tục kêu gọi hoán cải,  sám hối và khiêm nhường. Trong chuyến đi Đức cuối cùng của ngài tháng 9 năm 2011, ngài kêu gọi Giáo hội bớt thế tục hơn: “Các ví dụ lịch sử cho thấy chứng từ truyền giáo của một Giáo hội ‘phi thế gian’ đã nổi lên rõ ràng hơn. Được giải phóng khỏi các gánh nặng và đặc quyền về vật chất và chính trị, Giáo hội có thể cống hiến hết mình cho toàn thế giới một cách tốt hơn và theo cách đích thực của kitô giáo. Và như thế  có thể thực sự mở ra với thế giới…”.

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch