Tìm hiểu về danh hiệu "Tiến sĩ Hội Thánh"
Tiến Sĩ Hội Thánh nghĩa là gì? Ai xứng đáng được mang danh hiệu này?
Danh hiệu Tiến Sĩ ở đây không đồng nghĩa với học vị tiến sĩ được trao cho một sinh viên đạt được một trình độ cao trong một chuyên ngành tại các trường đại học. Trong Giáo Hội Công Giáo, danh xưng Tiến Sĩ Hội Thánh bắt nguồn từ tiếng Latinh “docere”, có nghĩa là dạy dỗ. Danh hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh được dành cho những vị thánh có một đời sống thánh thiện nổi bật, có các tác phẩm và các bài viết ảnh hưởng lớn trong việc bảo vệ chân lý đức tin. Đời sống và các bài viết của các vị thánh này góp phần quan trọng trong đời sống Giáo Hội, trong việc bảo vệ chân lý đức tin và chỉ ra những con đường nên thánh đáng cho mọi người trong Giáo Hội noi theo.
Thánh Ambrôsiô, thánh Augustinô, thánh Giêrônimô và thánh Giáo hoàng Grêgôriô I là những vị được phong Tiến sĩ Hội thánh tiên khởi vào năm 1298. Các ngài được biết đến như các Đại Tiến sĩ Hội thánh của Giáo hội Tây phương. Giáo hội Đông phương có bốn vị: thánh Gioan Kim khẩu, thánh Basiliô Cả, thánh Grêgôriô thành Nazien và thánh Anatasiô – được tuyên bố tước hiệu vào năm 1568 bởi Thánh Giáo hoàng Piô V.
Cho đến nay, Giáo Hội có 37 vị Tiến sĩ, trong đó có 4 vị Thánh Nữ đó là Thánh Catarina thành Siêna, Thánh Têrêsa thành Avila, thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su và thánh Hildegarde de Bingen.
Sau đây là danh sách của 37 vị thánh Tiến Sĩ Hội Thánh:
- Thánh Atanasiô, giám mục thành Alessandria (296-373) nguời đã bênh vực thần tính của Chúa Giêsu chống lại Ông ARIO, và là một trong những vị thánh tiến sĩ nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương.
- Thánh Eâphrem của Siria (306-373), phó tế, rất giỏi về Kinh Thánh và việc mục vụ, tác giả của nhiều ca vịnh và của tập sách có tựa đề là “Chú Giải Kinh Thánh”.
- Thánh Ilariô thành Poitiers ( 315-367), giám mục và đã dấn thân chống lại lạc giáo của Ario, trong tập sách nổi tiếng của ngài có tựa đề là “Bàn Về Thiên Chúa ba Ngôi” (De Trinitate).
- Thánh Cirillo thành Giêrusalem ( 315-386), nhà hùng biện lỗi lạc.
- Thánh Grêgorio Nazianzeno (329-389), sinh tại Nazianzo vùng Cappadocia, nhà thần học nổi danh, có công giải thích những mầu nhiệm Kitô một cách sâu xa.
- Thánh Basiliô thành Cesarea (330 -379), giám mục, người có công tổ chức lại tinh thần đan viện đông phương.
- Thánh Giêrônimô thành Stridône (335-420), linh mục, người đã có công dịch Kinh Thánh ra tiếng latinh, được gọi là bản Phổ Thông (Vulgata) tiếng Latinh.
- Thánh Ambrôsiô thành Milanô (339-397) TGM Milanô.
- Thánh Gioan Kim Khẩu (347-407), nhà hùng biện có tài, dám chống lại Hoàng đế của Constantinopoli lúc đó theo lạc giáo của Ario, nên thánh nhân bị đày và chết trong cảnh bị đày.
- Thánh Agostino thành Tagaste (354-430), giám mục của Ippona, Bắc Phi, thần học gia và triết gia, tác giả của nhiều sách nổi tiếng, trong đó có hai tập sách “Confessions” (Tuyên Xưng) và “Thành Trì của Thiên Chúa” (City of God), được nhiều người biết đến.
- Thánh Cirillô thành Alessandria (376-444), một trong những người có công tổ chức công đồng Eâphêsô vào năm 431, và chống lại bè rối của Nstorio.
- Thánh Lêô Cả (400-461), giáo hoàng.
- Thánh Phêrô Kim Ngôn (380-450), nổi tiếng về những bài giảng và những bài viết về Thiên Chúa ba Ngôi.
- Thánh Gregorio Cả (540-604) giáo hoàng, có công canh tân phụng vụ, cỗ võ đời sống đan viện và những hoạt động truyền giáo.
- Thánh Isidoro thành Siviglia (560-636), người có công tổ chức lại Giáo Hội Công Giáo Tây Ban Nha thời đó.
- Thánh Bêda (673-735), thầy dòng Biển Ðức, người Anh.
- Thánh Gioan Ðamasceno (676-749), tu sĩ và sau đó được bổ nhiệm làm giám mục, có công áp dụng triết học của Aristote để giải thích giáo lý công giáo.
- Thánh PIER Damiani (1007-1072), tu sĩ, sau được bổ nhiệm làm giám mục, được thăng tước Hồng Y, đại diện Ðức Giáo Hoàng trong nhiều Công Nghị.
- Thánh Anselmô thành Aosta (1033-1109), Ðan viện phụ, giám mục, sang truyền gíao tại Canterbury, Anh Quốc.
- Thánh Bernardô (1190-1153), người Pháp, tu sĩ Citeaux, người có công canh tân dòng Citô.
- Thánh Antôn thành Padova (1195-1231), tu sĩ Phanxicô.
- Thánh Albertô Cả (1205-1280), người Ðức, tu sĩ dòng Ðaminh, sau được bổ nhiệm làm giám mục, thầy dạy Thánh Tômasô Aquinô.
- Thánh Bonaventura (1217-1274), tu sĩ Phanxicô, sau được bổ nhiệm làm giám mục, rồi hồng y.
- Thánh Tomasô thành Aquinô (1225-1274), tác giả của tập Summa Teologica (Tổng Luận Thần Học).
- Thánh nữ Caterina thành Siêna (1347-1380), tu sĩ dòng nữ ÐaMinh, có công hiệp nhất giáo hội bị chia rẻ lúc đó.
- Thánh Nữ Têrêsa thành Avila (1515-1582), nguời Tây Ban Nha, nguời có công canh tân dòng Carmêlô.
- Thánh Gioan thánh giá (1542-1591), người Tây Ban Nha, cộng tác với thánh Têrêsa thành Avila, để canh tân dòng nam Carmêlô.
- Thánh Phêrô Canisiô (1521-1597), người Hòa Lan, tu sĩ dòng tên.
- Thánh Roberto Bellarmino (1542-1621), người Ý, tu sĩ dòng tên, sau được bổ nhiệm làm giám mục và hồng y.
- Thánh Lorenzô thành Brindisi (1559-1619), tu sĩ capucin, đi rao giảng khắp Âu Châu, và qua đời tại Lisbon.
- Thánh Phanxicô đệ Salê (1567-1622), giám mục Genève, Thụy Sĩ.
- Thánh Alphonsô Maria de Liguori (1696-1787), người Ý, sinh tại thành Napoli, giám mục, sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, chuyên môn về thần học luân lý.
- Thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Ðồng (Têrêsa thành Lisieux) (1873-1897), người Pháp, nữ tu dòng kín Camêlô tại Lisieux.
- Thánh Hildegarde de Bingen, đan sĩ Dòng Biển Đức (1098-1179)
- Thánh Gioan thành Avila (1502-1569).
- Thánh Gregorio làng Narek người Armeni (950-1003)
- Thánh Irênê thành Lyon (180-202): Thánh Irênê được coi là nhà thần học vĩ đại đầu tiên của Giáo hội. Trung tâm các suy tư của ngài là “Quy tắc của đức tin” và sự thông truyền đức tin, nghĩa là Truyền thống Tông đồ.
Augustine Nguyễn Minh Triệu S.J
(dongten.net)
------
Bổ túc thêm (số 37) thánh Irênê thành Lyon (180-202) được ĐTC. Phanxicô phong tiến sĩ Hội Thánh vào ngày 20.01.2022.