NGHỆ THUẬT ĐỐI VỚI KITÔ HỮU

(Xh 20,4; Ga1,1-2)

 

Không giống như người Do Thái, các Kitô hữu tiên khởi tin mình được tự do khỏi luật cũ là cấm tạc tượng. Vào thời kỳ Giáo Hội Kitô sơ khai, dòng người thuộc dân ngoại từ Greco-Roman và các nền văn hóa khác tràn vào, trong đó có truyền thống nghệ thuật lâu đời, tràn ngập trên người Kitô hữu gốc Do Thái. Tất cả dân ngoại đã quá háo hức để tạo nên hình ảnh các vị thần của họ, nhưng gần đây, các người Do Thái được làm cho theo đạo vẫn còn giữ lại những hạn chế nghiêm ngặt. Sự căng thẳng giữa những người ủng hộ và những người ngăn cấm việc thể hiện nghệ thuật vẫn tiếp tục trong cộng đồng Kitô giáo thời hiện đại.

Trong Giáo Hội sơ khai, có rất ít cơ hội dành cho nghệ thuật. Đầu tiên, các Kitô hữu chỉ được sử dụng các biểu tượng đại diện đơn giản như cá đối với Đức Kitô, cái neo cho niềm hy vọng, hoặc chim bồ câu dành cho linh hồn. Sau đó, hình ảnh của người Chăn chiên Nhân lành, với Đức Kitô mang theo một con chiên trên vai của Người, mở ra cánh cửa cho một nền nghệ thuật tượng trưng hơn, bao gồm cả việc tường thuật dựa trên Kinh Thánh. Bởi vì Đức Giêsu đã sống một cuộc sống rất con người, những kẻ theo Người cảm thấy tự do để miêu tả sinh động những hình ảnh tưởng nhớ và hình dung về Người trong những nét vẽ, trát thạch cao, đẽo đá và kim loại. Các Kitô hữu tiên khởi đã trang trí những nơi gặp gỡ của họ, các hầm mộ của những người được chôn ngầm ở dưới mặt đất, những cảnh mô tả các phép lạ của Đức Kitô hoặc những cảnh sống trong cuộc đời của Người. Đức Kitô thường được miêu tả không có bộ râu trong phong cách của nghệ thuật cổ điển (Harold Osborne 1970, 352-355).

Một số nhà thần học phản đối sự miêu tả cả hai hoặc Đức Kitô hoặc Thiên Chúa; những người khác lập luận chống lại bất kỳ sự mô tả cuộc Khổ hình Thập Giá nào. Cuộc tranh luận diễn ra qua nhiều thế kỷ, liên quan đến các nhà tư tưởng sâu sắc như Eusebius và Augustine. Cuối cùng cuộc tranh luận này đã dẫn đến những tranh cãi bài trừ thánh tượng trong Giáo Hội Chính Thống Phương Đông. Và nhiều thế kỷ sau đó, người thuộc phái Thanh giáo chối bỏ những thánh tượng trong các nhà thờ của họ tại thời điểm của công cuộc cải cách.

Đối với hầu hết các thánh tượng này không được thiết kế để cung cấp niềm vui thẩm mỹ vì lợi ích riêng của nó, nhưng để mời gọi những người sùng đạo đến cầu nguyện và chiêm niệm. Trong sự thiếu vắng một cộng đoàn học thức có thể đọc Kinh Thánh cho chính mình, nghệ thuật phát triển thành một hệ thống phức tạp của các biểu tượng, nó đã phát triển qua việc mô tả bằng hình tượng thời trung cổ. Chỉ sau khi Giáo Hội Kitô đã trở thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã dưới thời Constantinô (313 sau Công nguyên), lúc đó, kiến ​​trúc và nghệ thuật Kitô giáo nở rộ, các nhà thờ cũng như nhà thờ chính tòa ngày càng được trang trí công phu với cửa sổ kính màu, cửa ra vào được chạm trổ chế tác tinh vi hoặc tạc tượng.

Những sáng tạo tuyệt vời dường như là một nỗ lực của con người để tạo nên một cái nhìn về Giêrusalem trên trời ở thực tại dưới trái đất. Cái nhìn của thánh Gioan trong sách Khải huyền đã trở thành chìa khóa cho nhiều hoạt động nghệ thuật Kitô giáo. Hòn đảo và tu viện Mont-Saint-Michel và nhà thờ Đức Bà Chartres với các cửa sổ tỏa sáng của mình, nhà thờ chính tòa Canterbury, Đan viện Westminster và Notre Dame, là những công trình kỷ niệm đẹp mắt khi tôn giáo là chủ đề trọng tâm của nghệ thuật và nhà thờ là người bảo trợ chính của nghệ thuật.

Sr. Maria Ngô Liên chuyển ngữ

Đọc thêm

- Morey, Charles Rufus. Christian Art. New York: Longmans, Green, 1935.

- Osborne, Harold. The Oxford Companion to Art. Oxford: Oxford University

Press, 1970.

- Volbach, Wolfgang F. and Max Hirmer. Early Christian Art. New York: Abrams, 1961.