14- Thưa Cha, phải hiểu theo nghĩa nào, tiếng “nghèo” trong Kinh Thánh?

 

Nên phân biệt hai nghĩa. Trước hết, người nghèo, như người đàn bà góa và kẻ mồ côi, là người bần cũng cần được giúp đỡ (Sách Lê-vi, chương 19, câu 1; Đệ Nhị Luật, chương 15, câu 7- 11). Còn người nghèo, trong Cựu Ước và Tân Ước, ám chỉ kẻ khiêm nhu trong lòng, biết từ bỏ mọi sự dư thừa, như “người khiêm nhu trên trần gian” đang thực thi luật Chúa của tiên tri Sophônia (chương 2, câu 3).

Bản thân Chúa Kitô đã sống cuộc đời của người nghèo. Ngài mời gọi những ai muốn theo Ngài nên sống như vậy... Điều đó, các Tông đồ đã nghiêm chỉnh chấp hành khi từ bỏ mọi của cải và nghề nghiệp. Cái nghèo nầy không vì bất đắc dĩ, mà được đón nhận như hệ quả của việc lựa chọn, việc dấn than. Đối với cậu thanh niên giàu có muốn sống đời thiện hảo, Chúa Kitô đề nghị nên bán hết gia sản để được kho báu trên trời (Mátthêu 19,21). Và trong các mối phúc thật, Chúa Kitô hứa ban nước Trời cho những người nghèo “phúc cho những ai khó nghèo tại tâm, vì Nước Trời là của họ” (Mátthêu 5,3).

 

15- Thưa Cha, Pharisiêu là gì?

 

Ngày nay, từ ngữ này trở nên thông dụng: Pharisiêu chỉ một con người khoe khoang cách giả dối nhân đức và lòng mộ đạo của mình. Vào thời Chúa Giêsu, có nhiều người pharisiêu rất đạo đức, cẩn thận giữ Lề Luật như kỷ cương cho cuộc sống. Họ quan tâm nghiên cứu học hiểu Luật và tích cực trung thành tuân giữ. Trái ngược với người sađốc, ngườipharisiêu tin vào sự sống lại. Dân chúng rất trọng vọng họ. Còn người sađốc xuất thân từ những gia đình quý tộc, thuộc hàng tư tế, phục vụ Đền thờ, thường lại cộng tác đắc lực với chính quyền đô hộ. Người Pharisiêu tự chuốc lấy những lời chỉ trích của Chúa Giêsu, Ngài phê phán họ quá chăm chú vào từng nét, từng chữ trong Kinh Thánh và chê trách vài người trong họ hay phô trương, thậm chí giả dối trong mọi hành vi đạo đức.