Thế vận hội Paris: “Nghệ thuật,
dù làm chúng ta choáng váng nhưng vẫn giúp chúng ta gặp gỡ”
Linh mục Dòng Tên Pierre Alexandre Collomb, sinh viên thần học nghệ thuật
Linh mục Dòng Tên Pierre Alexandre Collomb, sinh viên thần học nghệ thuật nói về các tranh cãi xung quanh lễ khai mạc Thế vận hội Paris. Linh mục xác nhận sự chính đáng của những cảm xúc, ngài mời gọi chúng ta đặt câu hỏi về những tranh cãi này, theo linh mục nghệ thuật có thể giúp cho xã hội đối thoại.
Sau lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris, chúng ta đã nghe rất nhiều phản ứng từ cá nhân đến các cơ quan, nói lên đủ loại cảm xúc, từ hân hoan đến tức giận. Sẽ không công bằng nếu chúng ta bỏ qua các phản ứng nóng bỏng này, đặc biệt là những phản ứng nói lên nỗi đau thực sự của người xem. Hội đồng Giám mục Pháp đã có thông cáo báo chí. Trước đó, tấm áp phích của Thế vận hội trên Mái vòm Invalides đã tạo phản ứng mạnh mẽ, khi một số người cho rằng việc không có thánh giá là dấu hiệu rõ ràng muốn xóa kitô giáo trong xã hội.
Cho dù những phản ứng này chính đáng đến đâu thì cũng đáng tiếc nếu chúng ta tiếp tục chấp nhận bức tranh này. Các tin tức trên mạng xã hội có nguy cơ làm phẫn nộ leo thang. Làm thế nào để không bị choáng ngợp? Nếu chúng ta không tránh được các cảm nhận về một tác phẩm nghệ thuật, nhưng chúng ta có thể giới hạn phản ứng của mình. Trước hết, chúng ta có thể đặt câu hỏi về thái độ chúng ta khi nhìn tác phẩm này. Cuộc gặp gỡ đòi hỏi chúng ta cố gắng bước ra khỏi chính mình, nhất là khi công việc đến từ một lãnh vực văn hóa mà chúng ta không quen thuộc. Sự sẵn sàng nội tâm này là một thách thức thực sự vào thời điểm mà thời gian trôi nhanh làm giảm khả năng chú ý của chúng ta. Sẽ hữu ích nếu tinh thần hiếu khách theo sáng kiến của một người nào khác không phải là chính mình.
Các điểm nổi bật của tin tức thời sự
Khi các điều kiện về khả năng gặp gỡ được đáp ứng, tác phẩm đó phải được lắng nghe hoặc được nhìn thấy. Có một cám dỗ rất mạnh là chúng ta tìm cách giải thích ngay lập tức, hoặc gán ý định của mình lên tác giả. Đứng trước chuyện này, chúng ta phải trở về với công việc, không gì khác ngoài công việc và công việc. Một cám dỗ khác là chúng ta tập trung vào phần chúng ta không hài lòng và đánh giá toàn bộ tác phẩm qua đó. Nhưng chính cái toàn thể mới mang lại ý nghĩa cho sự việc. Trong trường hợp lễ khai mạc, việc tách biệt một hoặc nhiều trích đoạn gây tranh cãi sẽ không công bằng cho toàn bộ, đặc biệt khi nó nhằm mục đích hòa giải.
Và lắng nghe nghệ sĩ
Nếu hiểu lầm vẫn tiếp diễn, chúng ta nên lắng nghe người nghệ sĩ vì chính người nghệ sĩ mới giải thích minh bạch ý định của họ. Tuy nhiên, đây chính là điều làm cho tác phẩm hấp dẫn: thoát khỏi mong muốn về một ý thống nhất của cả tác giả và công chúng. Trên thực tế, một trong những dấu hiệu về chất lượng của một tác phẩm nghệ thuật là việc nó không cho phép mình diễn giải theo một cách riêng. Đây là điều làm cho việc lắng nghe tác giả là cần thiết, đặc biệt khi chúng ta nghĩ rằng tác phẩm đang tấn công điều gì đó quan trọng với chúng ta. Sau đó, câu hỏi đặt ra liệu tác phẩm có bị cho là xúc phạm dù tác giả phủ nhận không.
Nếu trải nghiệm thẩm mỹ là cuộc gặp giữa ba bên, tác phẩm, tác giả và công chúng, thì điều kiện cho cuộc gặp này là tin tưởng vào lòng chân thành của bên kia, có nguy cơ biến điều này thành điều không thể. Đó là khó khăn cố hữu trong bất kỳ mối quan hệ nào của con người và đồng thời cũng là điều mang lại ý nghĩa cho nó: một mối quan hệ đích thực đòi hỏi một bước đi vào khoảng trống, một niềm tin tưởng cơ bản vào lời nói của người khác.
“Không dừng lại với những gì ngăn cách”
Các cuộc tranh luận gần đây xác nhận chiều hướng quan hệ của trải nghiệm về một tác phẩm nghệ thuật. Trải nghiệm này đặt câu hỏi về phẩm chất các quan hệ của chúng ta trong tư cách là một nhóm xã hội cũng như khả năng không giới hạn mình trong phản ứng cá nhân. Xã hội Pháp cũng như Giáo hội đang bị chia rẽ mạnh, một nhu cầu cấp thiết là tìm ra những không gian nơi chúng ta cảm nhận được lợi ích chung, nhất là khi khoảng cách ngày càng gia tăng giữa các quy chiếu của tín hữu kitô và phần còn lại của thế giới.
Cách tiếp cận đồng nghị Đức Phanxicô kêu gọi mọi người lắng nghe nhau trên con đường hiệp thông. Cách tiếp cận này mang một ý nghĩa hoàn hảo trong cuộc đối thoại với toàn thể xã hội, không sợ những bất đồng nhưng với mong muốn táo bạo không dừng lại với những gì chia rẽ chúng ta. Kinh nghiệm nghệ thuật có thể giúp ích. Nếu các tác phẩm nghệ thuật đôi khi là nơi thể hiện rõ nhất sự chia rẽ, thì chúng cũng có thể cho phép chúng ta thực hiện một cuộc gặp gỡ đích thực.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
https://phanxico.vn/