shutterstock573264955
 Sergio Foto | Shutterstock


Trải qua nhiều thế kỷ, các giáo hoàng đã kêu gọi giải phóng những người bị giam cầm 
khỏi cảnh nô lệ.

Gần 60 năm trước khi Columbus khám phá ra châu Mỹ - và trước khi nạn buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương định hình số phận của người Mỹ gốc Phi - Giáo Hội Công Giáo đã lên án chế độ nô lệ và ra vạ tuyệt thông cho những ai bắt người khác làm nô lệ.

Cha Joel S. Panzer, tác giả của cuốn The Popes and Slavery (tạm dịch: Các giáo hoàng và chế độ nô lệ), đã viết: “Chúng ta vốn biết về sự lên án của giáo hoàng đối với chế độ nô lệ ngay sau khi tội ác này được phơi bày.”

Cha Panzer còn viết trong một bài báo năm 1996 cho mục “Câu trả lời của người Công giáo rằng: “Tất nhiên, đã tồn tại thói quen về nhiều hình thức nô lệ khác nhau trước thế kỷ 15Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 15, và với tần suất ngày càng tăng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, nạn nô lệ mang tính chủng tộc như chúng ta đã biết mới trở thành một vấn đề lớn.”

Đáp lại tin tức từ quần đảo Canary về việc người dân địa phương bị ép làm nô lệ, Đức Giáo hoàng ÊugêniôIV đã viết thư cho Đức Giám mục Ferdinand trên đảo Lanzarote. Bức thư dưới dạng một văn kiện giáo hoàng được biết đến như là một “Sắc chỉ của Giáo hoàng” với tên gọi Sicut Dudum. Trong đó, Đức Giáo hoàng Êugêniô IV đã lên án tình trạng nô dịch của người bản địa da đen trên quần đảo thuộc địa mới này.

Đức Giáo hoàng Êugêniô IV đã viết rằng: “Họ đã tước đoạt tài sản của người bản xứ hoặc biến những tài sản đó thành của mình, và bắt một số cư dân của quần đảo nói trên làm nô lệ vĩnh viễn, bán họ cho người khác cùng với việc thực hiện nhiều hành vi bất chính và xấu xa khác chống lại họ.” Ngài cũng ra lệnh cho bất kỳ ai có liên quan phải từ bỏ thói quen này và phải “khôi phục lại quyền tự do ban đầu cho tất cả mọi người và cho từng người thuộc cả hai giới từng là cư dân của Quần đảo Canary nói trên... những người đã bị bắt làm nô lệ. Những người này phải được trả tự do hoàn toàn và vĩnh viễn và phải được để cho ra đi mà không cần đến tiền chuộc hoặc bất kỳ khoản tiền nào khác.

Đức Giáo hoàng Êugêniô IV còn nói rõ ràng rằng những Kitô hữu nào không chịu khôi phục lại quyền tự do cho người nô lệ sẽ bị vạ tuyệt thông.

Cha Panzer đã nhận định rằng: “Với sắc lệnh Sicut Dudumrõ ràng là Đức Giáo hoàng Êugêniô IV đã có ý lên án tình trạng nô dịch của người dân ở quần đảo Canary và hiển nhiên là để thông báo cho các tín hữu rằng những gì đang bị lên án chính là những gì mà chúng ta sẽ xếp vào nhóm lỗi nặngDo đó, chế độ nô lệ bất công vốn bắt đầu nơi các lãnh thổ mới được tìm thấy đã bị lên án, bị lên án ngay khi vấn đề này được phơi bày, và bị lên án bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất.”

Tất nhiên, vì chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại, nên những sắc lệnh của Đức Giáo hoàng Êugêniô IV không phải là tiếng nói cuối cùng từ phía Giáo Hội. Năm 1537, Đức Giáo hoàng Phaolô III đã ban hành một sắc lệnh giáo hoàng có tên là Sublimis Deus - “Thiên Chúa uy nghi”. Tuy nhiên, không giống như Sicut Dudumsắc lệnh này được gửi đến cho tất cả các tín hữu trên khắp thế giới, chứ không phải chỉ cho một giám mục cụ thể.

Cha Panzer đã lưu ý rằng: Sắc lệnh Sublimis Deus có dụng ý là để được ấn hành như một công trình mang tính sư phạm chính yếu nhằm chống lại chế độ nô lệHai sắc chỉ khác cũng sẽ được ban bố để thi hành giáo huấn của sắc lệnh Sublimis Deus, một sắc chỉ nhằm áp dụng hình phạt đối với những ai không tuân theo giáo huấn về việc chống lại chế độ nô lệ, và sắc chỉ thứ hai để chỉ rõ hiệu quả bí tích theo giáo huấn trên về việc người da đỏ cũng là những con người đích thực.”

Kẻ thù của nhân loại”

Cuối cùng, Đức Giáo hoàng Phaolô III nói rằng chế độ nô lệ vốn phát xuất từ ma quỷNgài giải thích rằng: “Kẻ thù của nhân loại, kẻ luôn chống lại tất cả những gì là tốt đẹp của con người nhằm dẫn nhân loại đến chỗ diệt vong, đã nghĩ ra một cách vốn chưa từng được nghe nói tới trước đây, một cách để nó có thể cản trở việc rao giảng ơn cứu độ của Thiên Chúa cho các dân tộc. Nó đã kích động một số đồng minh của , những kẻ muốn thỏa mãn lòng tham của mình, những kẻ dám quả quyết khắp nơi rằng những người da đỏ ở phương Tây và phương Nam, những người đã được chúng ta để ý đến gần đây, sẽ phải phục vụ chúng ta giống như loài súc vật, với lý do là vì những con người đó thiếu Đức tin Công giáo. Và những kẻ đó đã biến họ thành nô lệ, đối xử với họ theo những cách thức bi thảm mà đối với loài súc vật còn hiếm khi sử dụng.

Các tuyên bố chống lại chế độ nô lệ vốn luôn bắt nguồn từ Vatican, đáng chú ý là từ Đức Giáo hoàng Grêgôr XIV năm 1591, Đức Giáo hoàng Urbanô VIII năm 1639 và Đức Giáo hoàng Bênêdictô XIV năm 1741.Tại Hội nghị ở Vienna năm 1815, Đức Giáo hoàng Piô VII đã nỗ lực để đạt được những thắng lợi trên vua Napoléon về việc ra luật cấm đối với nạn nô lệ.

Thật không may, như Đức Giáo hoàng Grêgôr XVI đã lưu ý trong Hiến chế In Supremo, việc buôn bán nô lệ vẫn còn được thực hiện bởi “nhiều Kitô hữu” vào năm 1839. Cũng trong năm đó, khoảng một phần tư thế kỷ trước khi Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ của Abraham Lincoln ra đời, Đức Giáo hoàng Grêgôr XVI đã viết rằng: “Vì vậy, với mong muốn xóa bỏ nỗi xấu hổ to lớn như thế khỏi tất cả các dân tộc Kitô giáo... Trong Chúa, chúng tôi, với quyền tông đồ, răn bảo và thúc đẩy cách mạnh mẽ các Kitô hữu trung thành trong mọi hoàn cảnh rằng trong tương lai không ai được gây phiền nhiễu một cách bất công, bóc lột tài sản, hoặc biến người da đỏ, da đen hoặc các dân tộc khác làm nô lệ. Những quy định trên cũng không hỗ trợ và giúp đỡ cho những ai từ bỏ những thói quen này, hoặc từ bỏ việc mua bán vô nhân đạo mà qua đó những người Da đen đã bị mua, bán và đôi khi được trao cho những công việc lao động nặng nhọc nhất, mà không có bất kỳ ưu đãi nào và trái ngược với các quyền về công bình và nhân đạo, cứ như thể họ chẳng phải là con người mà chỉ là những con vật để rồi bị bắt làm nô lệ dưới mọi hình thức.

Một sự hiểu lầm

Cha Panzer cũng lưu ýrằng một số giám mục Châu Mỹ đã hiểu sai về việc Đức Giáo hoàng Grêgôriô XVI lên án nạn buôn bán nô lệ hơn là chính chế độ nô lệ, nhưng vì Hiến chế In Supremo đã trích lại những giáo huấn chống chế độ nô lệ từ các giáo hoàng trước đónên “thật khó hiểu về việc làm thế nào mà hàng giáo phẩm Châu Mỹ lại không nhận thức được tính nhất quán và bản chất của giáo huấn đó.

Theo Cha Panzer, quan điểm của Đức Giáo hoàng Grêgôriô XVI cũng quay trở về với “những nỗ lực của các Tông đồ và các Kitô hữu thời sơ khai khác trong việc xoa dịu nỗi đau của những người bị giam giữ trong thân phận nô lệ, xuất phát từ căn nguyên là đức ái Kitô giáo,” và thực tế là “các ngài đã thúc đẩy việc giải phóng những nô lệ xứng đáng”.

Vị linh mục kiêm sử gia này còn viết rằng: “Giáo huấn này được hình thành từ lời dạy của Chúa chúng ta rằng tất cả mọi người đều được Thiên Chúa là Cha vô cùng yêu thương, và còn nhận được lời mời gọi đến với ơn cứu chuộc và hạnh phúc vĩnh cửu trong Chúa Kitô là ConĐồng thời, cần phải nhớ rằng chính các Kitô hữu, và đặc biệt là các thành viên của hàng giáo , đã thường xuyên và đôi khi vi phạm cách trắng trợn chính giáo huấn này. Tuy nhiên, truyền thống Công giáo về việc phản đối tình trạng nô lệ bất công đã giúp ích rất nhiều trong việc chấm dứt tình trạng nô dịch của người da đỏ và người da đen ở nhiều vùng thuộc Châu Mỹ Latinh, cũng như của các dân tộc ở Philippines và những khu vực khác.

Tác giả: John Burger - Nguồn: Aleteia (02/02/2022)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên