Bài Mới

365 NGÀY CÙNG CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA & LỜI CÁC GIÁO PHỤ

Nhà tiểu luận Jean de Saint-Cheron, người phụ trách chuyên mục trên báo La Croix, 2024-06-10

 

Trong chuyên mục này, Jean de Saint-Cheron đặt câu hỏi về mối quan hệ của chúng ta với “đời sống thiêng liêng.” Với một số người đó là một cách sống, với một số người khác, đó là các giá trị thiêng liêng. Tác giả cho rằng “điều thiêng liêng” đã bị loại ra khỏi tính siêu việt của nó, vì thế phải đưa nó về lại nguồn cội của nó.

Ngày nay, cùng với hệ sinh thái, chúng ta có thể thấy rõ hành tinh Trái đất đang trỗi dậy, thay thế cho cái siêu việt không thể tranh cãi, đây là một hình thức mới của điều thiêng liêng. Nhưng cho đến bây giờ, ngoài Đại tướng de Gaulle và Lực lượng Kháng chiến, và ở một mức độ thấp hơn là đội tuyển bóng đá Pháp khi họ thắng giải vô địch World Cup làm cho người dân Pháp đoàn kết, thì gần như người Pháp không đồng ý với nhau về những gì là thiêng liêng!

Đi tìm điều thánh thiêng…

Với một số người, “tự do, đó là điều thánh thiêng”; nhưng với người thời nay làm sao chúng ta hiểu họ nghĩ tự do là gì, khi tự do là cái gì tuyệt đối cá nhân, những cuộc đấu tranh được cho là phổ biến thì chỉ hoàn toàn vì ích kỷ. Với một số người khác, nguồn gốc kitô giáo của nước Pháp là thiêng liêng, nhưng đằng sau chúng ta thấy có nguy cơ to lớn về một chủ nghĩa bản sắc vật chất nổi lên, vừa làm xơ cứng vừa gây chia rẽ, chủ nghĩa phi hiện thực lạc hậu của nó không có tương lai.

Còn theo một số người khác, nước Pháp là vùng đất chào đón tất cả những người bị đàn áp và tất cả những người bất hạnh trên trái đất vốn thiêng liêng, và ở đây chúng ta thấy một sự tuyệt đối hóa của một hệ tư tưởng, dù cao quý như thế nào thì có một ngày chúng ta sẽ tìm thấy, nhưng bây giờ thì rơi vào bế tắc. Cuối cùng, với những người theo điều 17 của Tuyên ngôn về Nhân quyền và Công dân năm 1789 thì tài sản là “quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm” duy nhất. 

… Không có siêu việt

Vấn đề là không còn ai tin vào siêu việt. Vì thế không ai có thể nghiêm túc khẳng định sự tồn tại của một cái gì đó hoàn toàn bứt khỏi con người, thứ đi trước, đoán trước đồng thời lại có được đức tính khiêm nhường tự tin của con người. Nhưng điều thiêng liêng không có tính siêu việt chẳng khác gì một hình thức thờ hình tượng, một thứ ngoại giáo, nơi mọi người tôn thờ vị thần nhỏ của mình theo nghi thức, nguyên tắc, cách làm việc, tầm nhìn của họ về mọi thứ.

Vậy mà Tin Mừng đã đảo ngược hoàn toàn thiêng liêng tính: không chỉ các nghi thức, lời cầu nguyện và các đối tượng của Luật bị cho là không còn tính thiêng liêng, thậm chí còn bị cho là ít thánh thiện. Đó là những dấu hiệu đơn giản để nói lên việc thể hiện tình yêu. Những dấu hiệu càng khiêm tốn khi chúng ta hiểu Thiên Chúa, Đấng vĩnh cửu và toàn năng chưa ai nhìn thấy đã mạo phạm chính mình khi trở thành một hài nhi, một nhà tiên tri, bị chết trên thập giá, không những bị xúc phạm mà còn bị đánh đập.

Vậy chúng ta còn tuyên xưng Tin Mừng ở năm 2024 được nữa không? Một lần nữa, thi sĩ Charles Péguy đã hiểu: điều cần tìm lại trước tiên chính là niềm tin thiêng liêng của tuổi thơ, của học sinh còn ở trong lớp học: “Nhà nước và Giáo hội đã cho chúng ta những lời dạy hoàn toàn trái ngược nhau. Điều đó không quan trọng, chúng chỉ là những bài học. Nhưng có một điều gì đó rất thiêng liêng trong việc giảng dạy ở thời thơ ấu, trong lần đầu tiên đứa trẻ mở mắt nhìn thế giới, có điều gì đó rất tôn giáo đến nỗi hai lời dạy này gắn liền với trái tim chúng ta và chúng ta biết rõ chúng sẽ được liên kết vĩnh viễn. Chúng ta cùng yêu Nhà nước và Giáo hội, chúng ta yêu cả hai cùng một trái tim, đó là trái tim của đứa trẻ, và với đứa trẻ, đó là một thế giới rộng lớn, và cả hai tình yêu, vinh quang và đức tin của chúng ta, với chúng ta đó là thế giới rộng lớn, là thế giới mới.”

 

Marta An Nguyễn dịch